Vũ trụ - Carl Sagan
Tuy đọc thử một vài trang và không có nhiều ấn tượng,
tôi vẫn quyết định mua “ Cosmos” của Carl Sagan. Tui không phải là người theo
chủ nghĩa tiêu dùng, và bỏ qua vấn đề đạo đức, sách giấy hay ebook với tôi cũng
chỉ là các phương tiện khác nhau để truyền đạt nội dung. Tui không có ý niệm
bắt buộc phải hít hà mùi giấy mới khi đọc sách, cũng không thấy đó là một niềm
vui thú quá lắm - thậm chí đôi khi tôi còn thích đọc ebook hơn vì tính tiện lợi
và gọn nhẹ của nó. Do đó, tui thường chỉ mua sách giấy khi rơi vào 2 trường hợp:
thứ nhứt, cuốn đó không có ebook, và thứ 2 là tui đã đọc ebook và quá tâm đắc
nên buộc phải mua treo lên giá để remind và đọc lại (nếu có hứng). Cuốn “ Vũ trụ”
này, ngoài lý do thứ nhất ra còn có một động cơ không lấy gì làm tự hào:Tui hi vọng nó sẽ giúp
tui nhanh vào giấc ngủ, như cuốn” Lược sử thời gian “đã làm với tui trước
đây=)).
Nói một chút về” Lược sử thời gian” của Hawking. Với
tui, một cuốn sách thường chỉ có 3 loại ảnh hưởng: hoặc khiến tôi mang một cảm
giác mãnh liệt khi đọc xong, đôi khi có cảm giác sắp chạm đến chân lý, hoặc khiến
tui thở vào nhẹ nhõm khi nó đã kết thúc, và tôi không phải chịu đựng một dòng
nào của tác giả này nữa. Loại thứ 3 là nằm giữa hai thứ đó: kết thúc cuốn sách
với cảm giác nhẹ nhàng sảng khoái, nhưng có thể quên ngay khi bắt đầu một cuốn
mới .Cuốn” Lược sử thời gian” nằm trong loại thứ 3, tuy có chút ngoại lệ. Thời
gian đó, hình như là năm đầu ĐH, tôi hay bị mất ngủ triền miên, nhưng cứ cầm”
Lược sử thời gian” lên đọc tầm 5 trang là mắt tôi đã nhắm tịt lại rồi thiếp đi
lúc nào không biết -)). Nhấn mạnh là một thời gian rất dài, nên đến lúc bị đòi mà
tui vẫn còn tiếc rẻ vì chưa đọc hết 30 trang. Khoảng 3 năm sau, tôi đọc lại nó,
dạng ebook, lần này đọc một mạch một cách khá nghiêm túc. Nhưng vốn không phải
là đứa ham đọc sách khoa học, và tất nhiên là do bản tính lười biếng cố hữu
không muốn đào sâu tìm tòi, nó rơi vào số phận với đa số những cuốn khác tôi đã
đọc: kết thúc, lên goodreade vote 3-4*, không review, và tập trung đọc cuốn tiếp:”>.
Tui cũng đọc mấy chương đầu của cuốn “ Vũ trụ” cũng với
tâm thế qua loa như vậy. Và thực sự, các trang đầu của cuốn sách cũng giúp đỡ
tôi dễ dàng đi vào giấc ngủ ít nhiều :”>. Tuy nhiên, càng đọc, tôi càng bị
cuốn vào giọng văn nhẹ nhàng, khiêm tốn của Carl Sagan. Tôi bắt đầu lấy bút
đánh dấu gạch chi chít vào từng dòng trong sách, việc mà trước đây tui rất hạn
chế. Dần dần, tui bắt đầu đào sâu vào từng
dòng highlight, và kinh hoàng khi nhận khối lượng kiến thức đồ sộ như thế nào
mà cuốn sách mang đến nếu tiếp thu nó một cách thật sự nghiêm túc và chậm rãi.
Cuốn sách như một bức tranh tổng quan về những khám phá của
con người về vũ trụ, nên tựa đề” Cosmos” - Chỉ đơn giả là cosmos thôi, không phải, chẳng hạn như Cosmos- tổng quan, Cosmos-những gì bạn có thể biết, ect.. quả thật rất phù hợp. Kiểu như một thực thể vĩ đại không cần thiết phải minh họa bằng những thứ râu ria ấy. Chợt nhớ, khi biết
tôi đang định chọn đề tài “tổng quan” về một công nghệ mạng di động khi làm đồ
án trước đây, thầy tôi đã nói:”Những người chọn đề tài kiểu này thường nằm
trong 2 trường hợp, một là không biết viết gì, không có khả năng đào sâu đến ngọn
nghành một việc gì nên chọn tổng quan là phương án an toàn. Buồn thay là nhiều bài nghiên cứu đi theo xu
hướng này. Thứ hai là những người thật sự am hiểu từng ngõ ngách nhỏ về việc
đó, hiểu cách chúng kết nối, tương tác với nhau đến từng tế bào”. Vì lời khuyên
gián tiếp của thầy mà tui từ bỏ đề tài đó, và bắt đầu chú ý hơn đến những thứ
đeo mác “ tổng quan” đọc được sau này. Và tui tin Cosmos thuộc dạng thứ 2 – Carl
Sagan thực sự đã đạt gần như đạt đến mức giới hạn trong khả năng hiểu biết của
con người khi viết cuốn sách này.
Carl Sagan dẫn dắt cuốn sách bằng cách đan xen giữa vi mô
và vĩ mô. Cuốn sách được ông viết với giọng điệu, tui nghĩ, không phải của một
nhà nghiên cứu khoa học phức tạp mà như lời thủ thỉ của một người ông kể chuyện đêm khuya cho
đứa cháu nhỏ. Một điều tui nghĩ “ Cosmos”
gần gũi hơn với mọi người, đó là vì Carl Sagan không để định kiến riêng của mình tràn
vào từng dòng sách. Không phải với giọng điệu của người nghĩ rằng mình đã khám
phá ra “ theory of everything”, ông đơn
giản là trình bày sự hiểu biết của mình một cách đơn giản nhất để những người
không chuyên về khoa học có thể hiểu được.
Và cũng giống như mọi người, ông tin rằng vũ trụ còn hàng tỉ tỉ thứ để
con người nhìn lên và khám phá (không giống người nghĩ ra “ the theory of
everything :”>).
Một lý do khác mà tui rất thích cuốn này, bên cạnh kiến
thức, là một sự lãng mạn khá lớn ẩn sau những thứ tưởng như khô khan. Ngay lời
đề tặng đã khiến tui chết ngất” Tặng Ann Druyan, trong sự bao la của không
gian, và sự mênh mông của thời gian, niềm vui sướng của tôi là được cùng chia sẻ
một hành tinh và một thời đại với Annie”. Soái ca là đây chứ đâu =)). Cách đặt
tên từng chương, như “ Xương sống của đêm” để miêu tả dải ngân hà cũng không
kém phần thú vị. Và cả hài hước nữa, nếu ai đó kiên nhẫn đi đến giữa cuốn sách:
Tôi hỏi chị thủ thư vài cuốn sách về các ngôi sao. Chị ấy liền đưa cho tôi một quyển tranh ảnh có chân dung của những người đàn ông và đàn bà đại loại như Clack Gable và Jean Harlow”.
Viết dài thế nhưng thực ra tui vẫn chưa đọc xong cuốn
sách, nên đây không phải là một bản review hoàn chỉnh, mà giống như một bài
phát biểu cảm nghĩ thì đúng hơn. Tuy nhiên, tui vẫn tâm niệm rằng, sau này có
con cái, tui sẽ dạy cho chúng về việc đọc những cuốn sách như thế này hơn là mớ
kiến thức loạn xị ngậu và sáo rỗng được giáo dục ở VN như bây giờ. Tuy nhiên, đến
tuổi của tui bây giờ, với tính cách như thế này, tình trạng như thế này, và lúc nào cũng như ở trên mặt trăng như thế này hiu hiu, tui không biết có tên nào đó chịu ghé mắt
nhòm vào một sinh vật đầy mâu thuẫn như tui không nữa :”> <đó là lý do
tui không hiểu vì sao các bà mẹ có thể phản đối lựa chọn bạn đời của con cái
mình – tui nghĩ nếu ở vai trò của các bà mẹ, có ai đó yêu thương và quyết định
chung sống với con mình cả đời –bất luận vẻ bề ngoài thế nào – và con mình cũng
yêu thương người đó thì phải coi như là may mắn chứ nhỉ hizzhi>.
Thui kệ vậy. Dù sao đi nữa, tui cũng chỉ là hạt cát nhỏ
nhoi mà trong đó:
Trước khi tôi ra đời, đã có thời gian vô định, và sau cái chết của tôi, thời gian bất tận.
Mà cũng không cần thiết phải quan tâm đến những việc
không biết có xảy ra hay không B-).
P/S: Câu quote cuối không nằm trong Cosmos mà nằm trong
cuốn sách tui đọc vật vã cả năm mới hết: “Tên tôi là Đỏ” của Orhan Pamuk ^^.
bạn đáng yêu thật đấy. đọc review của cosmos đầu cũng thấy: all human on this planet should read this book. chắc mình phải sớm tậu thui.
Trả lờiXóaanyway, cảm ơn bạn vì những dòng tâm sự đág yêu, chúc bạn sớm tìm đc bạn đời như ý nhé ^^
Cảm ơn bạn :)
XóaMình rất thích review này của bạn. Thả comment chào hỏi trc r lội qua những rv khác nữa ^^ Mình không có thói quen đọc sách, thi thoảng hứng lên tìm đọc thì lại mắc bệnh kén thể loại. Rv của Mèo rất inspire nhé. Hy vọng mình sẽ có trải nghiệm tốt với Vũ Trụ như Mèo vậy <3
Trả lờiXóaCảm ơn Pg Nn, cuốn sách này thật sự rất đáng để đầu tư thời gian và công sức của bạn đó ^^
Xóamình đọc xong chg 2 rồi. chg đầu về chọn lựa tự nhiên còn thấm. chg sau về thiên văn là bắt đầu loạn T^T để đọc từ từ vậy. bạn có cuốn non-fiction nào thấy cuốn hút, dễ đọc không?
Trả lờiXóaà mình cũng vừa làm khóa luận xong nên đoạn tên đề tài bên trên đọc thấy rất đồng cảm :))
Sorry bạn vì đã trả lời muộn.
XóaVề non-fiction bạn thử tham khảo cuốn Sapiens - a brief history of time của Yuval Harari nha bạn.Chúc bạn 1 ngày tốt lành :)
Đọc đến hết mới biết bạn là nữ! Con gái đọc thể loại sách như này cũng hiếm có lắm! Like cho bạn!
Trả lờiXóaCho hỏi trước đây chị đọc cuốn Lược sử thời gian của dịch giả nào vậy ạ
Trả lờiXóaMình đọc lâu rồi (tầm năm 2006), cộng với việc sách đi mượn nên không nhớ rõ tên dịch giả lắm. Mình vừa google thì có bản dịch của Cao Chi và Phạm Vǎn Thiều do NXB trẻ phát hành từ năm 2008, không rõ đây có phải là bản update của bản mình đã từng đọc không :).
XóaSách đó của Stephen Hawking đó bạn.
Trả lờiXóa